Thành tử cung có 2 lớp: phía trong là lớp màng mỏng goi là lớp nội mạc tử cung, lớp ngoài rất dầy gọi là lớp cơ tử cung.Tử cung (hay còn gọi là dạ con) là một bộ phận của hệ thống sinh dục nữ. Đó là một cơ quan rỗng hình quả lê, có chức năng nuôi dưỡng và bảo vệ thai nhi. Trong chậu hông, tử cung nằm ở giữa bàng quang và trực tràng. Tử cung có 3 phần: cổ tử cung hình trụ hẹp nằm ở phía dưới tiếp giáp với âm đạo, thân tử cung hình nón nằm ở giữa và đáy tử cung có hình vòm nằm ở phía trên. Hai bên đáy tử cung có 2 vòi trứng là con đường thông thương giữa 2 buồng trứng với tử cung. Thành tử cung có 2 lớp: phía trong là lớp màng mỏng goi là lớp nội mạc tử cung, lớp ngoài rất dầy gọi là lớp cơ tử cung.
Đối với những phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ, hằng tháng, lớp nội mạc tử cung dầy lên để chuẩn bị đón nhận trứng được thụ thai về làm tổ ở đó. Nếu người phụ nữ không có thai, lớp nội mạc tử cung sẽ bong ra tạo nên hiện tượng kinh nguyệt.
Cẩm nang bệnh ung thư
Hiện tại khoa học vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân của ung thư nội mạc tử cung, nhưng có một điều chắc chắn là đây không phải là bệnh lây truyền từ người này sang người khác. Các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra một số yếu tố nguy cơ của ung thư nội mạc tử cung, đó là những yếu tố mà nếu có, người phụ nữ sẽ có nhiều khả năng (nhưng không phải chắc chắn) mắc phải căn bệnh này. Các yếu tố nguy cơ của ung thư nội mạc tử cung gồm:
Tuổi: Ung thư nội mạc tử cung xuất hiện hầu hết ở những người trên 50 tuổi
Quá sản nội mạc tử cung: Sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư nôị mạc tử cung
Điều trị nội tiết tố thay thế: Đây là phương pháp điều trị để chống loãng xương, điều chỉnh các rối loạn do mãn kinh, phòng một số bệnh tim mạch. Các bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp này với liều cao trong một thời gian dài sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung.
Béo phì: Sự tổng hợp estrogen của cơ thể diễn ra một phần tại tổ chức mỡ. Người béo phì sẽ có hàm lượng estrogen cao trong cơ thể, và đó là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung. Nguy cơ cũng tăng ở những người mắc bệnh cao huyết áp hay đái tháo đường.
Tamoxifen: Những phụ nữ dùng tamoxifen để phòng ngừa hay điều trị ung thư vú sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung. Điều này là do những tác động tương tự estrogen của thuốc trên tử cung. Trên thực tế lợi ích do thuốc đem lại lớn hơn nhiều nguy cơ nên tamoxifen vẫn được chỉ định rộng rãi trong điều trị ung thư vú, tuy nhiên bệnh nhân nên trao đổi kỹ với bác sỹ trước khi sử dụng và phải được theo dõi cẩn thận.
Chủng tộc: Phụ nữ da trắng có xu hướng mắc nhiều hơn phụ nữ da đen.
Ung thư đại-trực tràng: Những phụ nữ bị một dạng ung thư đại-trực tràng bẩm sinh có nguy cơ cao bị ung thư nội mạc tử cung.
Một số yếu tố khác là không sinh đẻ, dậy thì sớm, mãn kinh muộn cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung.
Những phụ nữ có nguy cơ cao nên gặp bác sỹ để biết cách nhận ra các triệu chứng sớm của bệnh cũng như thời gian theo dõi định kỳ.
2. Triệu chứng
Ung thư nội mạc tử cung thường xuất hiện sau tuổi mãn kinh với triệu chứng phổ biến nhất là ra máu âm đạo bất thường. Chảy máu lúc đầu dưới dạng loãng có những vệt máu sau đó số lượng máu sẽ tăng dần. Không nên chủ quan coi đây là 1 phần của kinh nguyệt mà nên đi khám ngay. Người phụ nữ nên đi khám nếu thấy xuất hiện 1 trong số các triệu chứng sau:
Chảy dịch, chảy máu âm đạo bất thường
Đi tiểu khó hoặc đau
Đau khi giao hợp
Đau vùng chậu hông
Những triệu chứng này cũng có thể do một số bệnh khác ít nguy hiểm hơn gây ra, nhưng nên đi khám vì chỉ có bác sỹ mới có kết luận chính xác.
3. Chẩn đoán
Nếu 1 phụ nữ có những biểu hiện gợi ý đến ung thư nội mạc tử cung, bác sỹ sẽ khám xét cẩn thận và có thể yêu cầu làm xét nghiệm kiểm tra máu và nước tiểu. Dưới đây là các biện pháp khám và xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán:
Khám tiểu khung để kiểm tra âm đạo, tử cung bàng quang và trực tràng. Bác sỹ sẽ sờ nắn để phát hiện khối u hoặc thay đổi về hình dạng, kích thước nếu có. Để có thể quan sát phần trên của âm đạo và cổ tử cung, bác sỹ sẽ đưa một dụng cụ gọi là mỏ vịt vào trong âm đạo.
Siêu âm qua đường âm đạo: Bác sỹ đưa một dụng cụ vào trong âm đạo, dụng cụ này phát ra sóng siêu âm hướng về phía tử cung, sau khi đi qua các cơ quan, sóng siêu âm dội trở lại và tạo hình ảnh được ghi lại trên máy. Nếu phát hiện lớp nội mạc tử cung dầy, bác sỹ có thể sẽ bấm sinh thiết
Sinh thiết: là thủ thuật lấy ra một mẫu tổ chức nội mạc tử cung để làm xét nghiệm giải phẫu bệnh lý để tìm tế bào ung thư, quá sản hay các bệnh khác. Trong một số trường hợp, bác sỹ phải tiến hành nạo buồng tử cung. Việc nạo buồng tử cung phải thực hiện dưới gây mê và sẽ gây chảy máu đôi chút.
4. Xếp giai đoạn
Sau khi đã chẩn đoán ung thư nội mạc tử cung, bác sỹ cần phải đánh giá xem giai đoạn bệnh để có thể lập kế hoạch điều trị. Đây là quá trình xem xét cẩn thận xem bệnh có lan tràn đến cơ quan khác hay không, và nếu có thì là cơ quan nào. Bác sỹ có thể yêu cầu làm các xét nghiệm máu, nước tiểu, chụp phim X quang, soi trực tràng...
Bệnh được chia làm 4 giai đoạn tuỳ thuộc vào mức độ lan tràn của tế bào ung thư.
Khi được chẩn đoán là ung thư nội mạc tử cung, người bệnh thường lo sợ, mất bình tĩnh và bối rối, bên cạnh đó kế hoạch điều trị lại phức tạp, vì vậy khi trao đổi với bác sỹ về kế hoạch điều trị nên có phương tiện để ghi lại những ý kiến của bác sỹ hoặc có người thân đi cùng.
Hầu hết các bệnh nhân được điều trị bằng phẫu thuật, một số được điều trị bằng tia xạ (còn gọi là xạ trị), một số được điều trị bằng nội tiết tố, một số lại được điều trị phối hợp các phương pháp này. Bác sỹ sẽ trao đổi với bệnh nhân về chi tiết của các phương pháp điều trị và kết quả sẽ đạt được.
Phẫu thuật điều trị ung thư nội mạc tử cung gồm có cắt bỏ tử cung, buồng trứng và vòi trứng hai bên, lấy đi các hạch bạch huyết để kiểm tra xem ung thư đã lan đến hạch hay chưa. Nếu ung thư chỉ giới hạn ở lớp nội mạc tử cung, bệnh nhân sẽ không cần điều trị gì thêm.
Xạ trị là phương pháp sử dụng các chùm tia có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Giống như phẫu thuật, đây là phương pháp điều trị tại chỗ nghĩa là chỉ tác động đến những tế bào ở trong vùng điều trị. Có 2 hình thức xạ trị:
Xạ ngoài: sử dụng một máy phát tia lớn ở ngoài cơ thể để chiếu tia vào vùng điều trị. Bệnh nhân thường được điều trị 5 ngày mỗi tuần trong vòng vài tháng. Có thể bệnh nhân chỉ cần điều trị ngoại trú mà không phải nằm viện.
Xạ trong: sử dụng một ống nhỏ chứa chất phóng xạ đưa vào âm đạo và lưu ở đó trong vài ngày. Bệnh nhân sẽ phải nằm viện và hạn chế sự thăm viếng trong những ngày điều trị.
Điều trị nội tiết là phương pháp dùng các thuốc để ngăn chặn các tế bào ung thư tiếp xúc với các nội tiết tố mà chúng cần có để phát triển. Trước khi điều trị nội tiết, bác sỹ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm về nội tiết để biết được bệnh nhân có khả năng đáp ứng với phương pháp điều trị này hay không. Đây là phương pháp điều trị toàn thân. Thuốc thường dùng có tên là progesteron, dạng viên. Điều trị nội tiết có thể được chỉ định cho những bệnh nhân không mổ được, đã di căn hoặc tái phát sau điều trị.
5.1. Phẫu thuật
Bệnh nhân thường đau và cảm giác rất mệt mỏi sau phẫu thuật. Thời gian để phục hồi thường kéo dài 4-8 tuần sau phẫu thuật. Một số bệnh nhân sẽ xuất hiện buồn nôn, nôn hay các biểu hiện về tiêu hoá khác. Cần tuân thủ chế độ ăn chuyển dần từ lỏng sang đặc.
Do mổ cắt tử cung và buồng trứng 2 bên nên bệnh nhân sẽ không còn kinh nguyệt, không có khả năng có thai và có các biểu hiện của mãn kinh. Tuy nhiên không nên dùng nội tiết tố thay thế để điều chỉnh các triệu chứng của mãn kinh vì như trên đã nêu, đây là 1 yếu tố nguy cơ.
5.2. Xạ trị
Các tác dụng phụ tuỳ thuộc vào liều xạ và vùng được chiếu xạ. Các biểu hiện thông thường là đỏ da, khô da, rụng lông vùng chiếu xạ, chán ăn và mệt mỏi. Một số bệnh nhân có biểu hiện khô, kích thích nóng rát âm đạo. Tia xạ cũng có thể gây nên một số rối loạn về đại, tiểu tiện.
5.3. Điều trị nội tiết
Có thể gây ra các biểu hiện ứ nước trong cơ thể, tăng cảm giác ăn ngon, lên cân.
5.4. Vấn đề dinh dưỡng
Bệnh nhân cần ăn uống đầy đủ trong quá trình điều trị để giữ được sức khoẻ, giúp cho quá trình liền vết mổ diễ ra thuận lợi.
5.5. Theo dõi sau điều trị
Theo dõi sau điều trị là rất quan trọng trong điêù trị ung thư nói chung và ung thư nội mạc tử cung nói riêng. Nó giúp cho việc phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề mới phát sinh. Mỗi lần đến kiểm tra, bệnh nhân sẽ được khám lâm sàng bao gồm cả thăm khám khung chậu, chụp phim X quang và làm các xét nghiệm khác
MÁCH BẠN: PHÒNG VÀ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BẰNG SẢN PHẨM FUCOIDAN 3-PLUS CHÍNH HÃNG NHẬT BẢN
Fucoidan 3-Plus là sự kết hợp của 3 loại tảo nâu (Mozuku Fucoidan, Makabu Fucoidan và Fucus Fucoidan) và nấm đại dương Agaricus, Hộp 160 viên, được sản xuất tại Nhật Bản
Thành phần chính có trong viên uống Fucoidan 3-Plus là gì?
Được chiết xuất từ 3 loại Fucoidan tinh khiết cao: Mozuku, Mekabu, Fucus Fucoidan và chiết xuất sợi nấm Agaricus, Fucoidan 3-Plus là sản phẩm tiên phong trong lĩnh vực Thực phẩm Chức Năng
- Mozuku Fucoidan: Lượng Fucoidan tinh khiết cao đã được chiết xuất từ tảo Mozuku tươi đã được thu hoạch ở những vùng biển ở Okinawa sạch và đẹp của Nhật Bản (lượng Fucoidan cô đặc khoảng 85%).
- Mekabu Fucoidan : Fucoidan đã được chứng nhận hữu cơ từ Úc và được chiết xuất từ những mầm của tảo biển nâu Wakame. Nó chứa Fucoidan tinh khiết cao không nhiễm các chất phóng xạ và các kim loại nặng (lượng Fucoidan cô đặc khoảng 85%).
- Fucus Fucoidan: Fucoidan đã đạt các chứng nhận hữu cơ và được chiết xuất từ tảo Bladder Wrack (hay tảo Fucus vesiculosus) ở Đại Tây Dương mà được xem là đại dương trong lành nhất trên thế giới (lượng Fucoidan cô đặc khoảng 85%).
- Chiết xuất nấm Agaricus Blazei nổi tiếng bởi chứa hàm lượng cao các phân tử beta-glucan và việc kích thích cho các tế bào miễn dịch hoạt động.
- Men bia: Nó thúc đẩy tích cực môi trường trong ruột khỏe mạnh và miễn nhiễm. Men bia là thành phần đã được sử dụng trong sản xuất bia và bánh mì.
Fucoidan 3-Plus được các chuyên gia hàng đầu thế giới đánh giá là sản phẩm Fucoidan tốt nhất. Xem chi tiết bài viết đánh giá về sản phẩm Fucoidan-3Plus tại đây
Ai nên dùng thuốc chữa ung thư Fucoidan 3-Plus?
- Các thành phần trong Fucoidan 3-Plus mang đến nhiều lợi ích dinh dưỡng. Hỗ trợ cho Sức khỏe và tăng chất lượng cuộc sống của bạn được tốt hơn.
- Fucoidan 3-Plus được khuyên dùng cho bất kì ai có quan tâm đến cải thiện hoặc duy trì sức khỏe và niềm vui cuộc sống.
- Riêng với trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú, sẽ có những đề nghị riêng. Để đáp ứng những nhu cầu của bạn, hãy gọi cho chúng tôi để được hướng dẫn thêm.
Cách sử dụng thuốc chữa ung thư Fucoidan 3-Plus để cho hiệu quả cao nhất?
- Fucoidan 3-Plus được đề nghị dùng hàng ngày.
- Liều hỗ trợ điều trị ung thư: dùng 8 viên/ngày, chia 2 lần: trước khi ăn sáng và trước khi ngủ
- Liều phòng bệnh: Dùng 2 viên * 2 lần trong ngày: trước khi ăn sáng và trước khi ngủ
Fucoidan 3-Plus có tác dụng phụ không?
- Nguồn nguyên liệu chiết xuất Fucoidan được thu hoạch từ những vùng biển sạch và hoang sơ nên những thành phần chứa trong Fucoidan 3-Plus không gây bất kỳ tác dụng phụ nào.
- Tuy nhiên, nó không được khuyến khích cho những người dị ứng với nấm và tảo biển.
Lưu ý: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Không dùng khi mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của sản phẩm!
Ds Đức Tâm tổng hợp